Đường lưỡi bò – một yêu sách phi lý (Cow - Tongueline - Anirrational Claim)

Trung Quốc có chung đường biên giới trên đất liền với 14 nước và 5 nước có liên quan đến biển nằm tiếp giáp hoặc đối diện – vào thời điểm hiện nay, là nước lớn duy nhất trên thế giới có nhiều tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên đất liền và trên biển các nước láng giềng. Trong lịch sử, trên hướng biển, Trung Quốc đã có mối quan hệ thương mại bằng đường biển với nhiều nước và khu vực trên thế giới, đặc biệt đã tổ chức nhiều cuộc viễn chinh vào thế kỷ XIV. Sau một thời gian dài “bế quan tỏa cảng” (1644-1911), vào đầu thế kỷ XX. Trung Quốc bắt đầu quan tâm trở lại đến biển, trước hết là vùng biển đảo phía Bắc, và sau đó đến Biển Đông.

Tháng 5/2009, Trung Quốc gửi công hàm tới Tổng Thư ký Liên hợp Quốc và kèm theo một tấm bản đồ có vẽ 9 đoạn đứt khúc còn gọi là "đường chữ U” hay "đường lưỡi bò liếm xuống Biển Đông” (được vẽ sát vào bờ của các quốc gia ven biển Đông như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines và Brunei, bao trùm cả 4 nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên Biển Đông, đó là các quần đảo Hoàng Sa (Paracels), Trường Sa (Spratlys), Đông Sa (Pratas), bãi cạn Trung Sa (Macclesfield) và Bãi ngầm James Shoal (Tăng Mẫu) ở cực Nam vào khoảng 40 vĩ Bắc, chiếm trên 80% diện tích Biển Đông), thể hiện yêu sách bao chiếm gần như toàn bộ Biển Đông. Trung Quốc đòi hỏi cộng đồng quốc tế thừa nhận "vùng biển lịch sử” của họ được bao chiếm bởi "Đường lưỡi bò”.

Yêu sách này của Trung Quốc đã bị Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines,… và cộng đồng quốc tế kịch liệt lên án, bác bỏ vì tính hoang đường, mập mờ, không có căn cứ, “chưa hề có tiền lệ trong thực tiễn quan hệ quốc tế”, không có cơ sở pháp lý quốc tế và đi ngược lại các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và của Công ước Luật Biển 1982 của Liên hợp quốc.

Nhằm góp phần đưa ra những căn cứ khoa học phản bác sự phi lý, phi pháp và phản khoa học của yêu sách "đường lưỡi bò", đồng thời khẳng định chủ quyền lịch sử lâu đời của Việt Nam trên Biển Đông cũng như đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhóm biên soạn đã tập hợp một số bài viết,bài bá do tác giả Việt Nam và nước ngoài viết về yêu sách: “Đường lưỡi bò” và biên soạn lại thành cuốn sách với tựa đề “Đường lưỡi bò – một yêu sách phi lý”

        Cuốn sách “Đường lưỡi bò – một yêu sách phi lý” gồm 332 trang và chia làm 8 phần:

Phần 1: Đường đứt đoạn ở biển Đông – tìm kiểm một giải pháp Pháp lý – Giáo sư Erik Franckx & Marco Benatar, Trung tâm  Luật Quốc tế, Đại học Brussel, Bỉ

Phần 2: Ba tranh chấp và ba mục tiêu: Trung Quốc và Biển Đông – Giáo sư Peter Dutton, Viên Nghiên cứu về Hàng hải Trung Quốc, Học viện Hải quân Hoa Kỳ

Phần 3: Biển Đông những điều hoang tưởng và sự thật về “ Đường lưỡi bò” – Tướng Daniel Schaeffer

Phần 4: Yêu sách “Đường đứt khúc 9 đoạn” của Trung Quốc dưới góc độ Quốc tế - Nguyễn Hồng Thao

Phần 5: Xem xét bản chất yêu sách “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên biển Đông – Nguyễn Quang Vinh

Phần 6: “Đường lưỡi bò” trên biển Đông và Luật Quốc tế - Hoàng Việt, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh

Phần 7: Bản đồ “ Đường lưỡi bò” trên biển Đông: đường yêu sách phi lý của Trung Quốc – Quốc Pháp

Phần 8: Cuộc chiến Pháp lý mới về “Đường lưỡi bò” ở biển Đông – PGS.TS Nguyễn Hồng Thao, Đại học Quốc gia Hà Nội

       Cuốn sách ra mắt bạn đọc, hy vọng sẽ trở thành một tài liệu hữu ích, góp phần vào việc vạch trần âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc dưới góc độ pháp lý và lịch sử, cũng như đóng góp một phần không nhỏ vào cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ của triệu triệu người dân Việt trong sự nghiệp bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ Quốc Việt Nam.

       Ký hiệu xếp giá: 320.109597/DUO

       Ví trí: Kho Chuyên khảo (tầng 2- Trung tâm Học liệu)

 

Tin bài: Phương Thanh (P. CTNV)